PHU DIEU COMPOSITE | PHU DIEU XI MANG | BAN GHE COMPOSITE | TUONG COMPOSITE | PHU DIEU GIA DONG | PHÙ ĐIÊU COMPOSITE | PHÙ ĐIÊU GIẢ ĐỒNG | TUONG THIEN THAN | PHÙ ĐIÊU XI MĂNG | NHẬN ĐẮP PHÙ ĐIÊU | ĐIÊU KHẮC PHÚ CƯỜNG

BÀN GHẾ COMPOSITE | PHÙ ĐIÊU XI MĂNG | XƯỞNG GIA CÔNG COMPOSITE | DIEU KHAC TUONG | PHÙ ĐIÊU GIẢ ĐỒNG | PHÙ ĐIÊU NHŨ ĐỒNG , NHẬN ĐẮP PHÙ ĐIÊU

ĐÔN COMPOSITE | TƯỢNG THIÊN THẦN | MÔ HÌNH COMPOSITE | TƯỢNG TRANG TRÍ CÔNG VIÊN

DIEU KHAC PHU DIEU | PHU DIEU XI MANG | PHU DIEU | DIEU KHAC TUONG |GIÁ CONG COMPOSITE

DIEU KHAC PHU DIEU | PHU DIEU XI MANG | PHU DIEU | DIEU KHAC TUONG | GIA CÔNG BÀN GHẾ COMPOSITE
DIEU KHAC PHU DIEU | PHU DIEU XI MANG | PHU DIEU | DIEU KHAC TUONG | PHU DIEU GIA DONG
  • slide image
  • slide image
  • slide image
  • slide image
  • slide image
  • slide image
  • slide image

Tin Tức

phù điêu tứ linh long lân quy phụng

1.HÌNH TƯỢNG CỦA RỒNG

Rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: "Long thường tại định, vô hữu bất định thì." Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.

cấu tạo cơ thể của Rồng:
1.1.Thân của rắn
1.2.Vẩy cá chép (81 vảy dương và 36 vảy âm)
1.3.Đầu lạc đà
1.4.Sừng hươu
1.5.Mắt tôm hùm
1.6.Bụng của con giao
1.7.Gan bàn chân của hổ
1.8.Vuốt của chim ưng
1.9.Mũi, Bờm, Đuôi của sư tử

 Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật Phong Thuỷ. Hình dạng của núi sông, thung lũng, các khối nhà, đường xá đều có liên quan đến các bộ phận của Rồng như đầu, mình, thân, đuôi, móng vuốt và viên ngọc rồng từ đó ảnh hưởng đến vị trí Phong Thuỷ. Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai. Rồng biểu trưng cho năng luợng của đất trời, là vật siêu phàm của Phong Thuỷ. Rồng là biểu tượng của công danh, tài lộc và quyền lực. 

2. HÌNH TƯỢNG LÂN

Lân, hay kỳ lân, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa. Lân cũng tượng trưng cho những gì là lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. Lân có dung mạo kỳ dị là một hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh lớn lao.

Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương. 

Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.

3. HÌNH TƯỢNG CON RÙA

Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.

4. HÌNH TƯỢNG CHIM PHƯỢNG HOÀNG

Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ

Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.

Ý nghĩa phù điêu tứ linh long lân quy phụng:

Người xưa quan niệm bộ phù điêu tứ linh long lân quy phụng là bốn con vật linh thiêng tượng trưng cho quyền lực và sự bảo vệ là Long, Lân, Quy, Phụng. Bộ phù điêu tứ linh long lân quy phụng trong phong thủy có ý nghĩa tăng cường cát khí, chống lại hung khí, tránh được vận hạn và tăng cường tài lộc.



Các tin khác

Điêu khắc Phú Cường .

Công Ty TNHH Điêu Khắc Phú Cường ra đời năm 2002, là đứa con tinh thần quý giá của nghệ nhân trẻ Phú Cường cùng với đội nhóm làm việc “chuyên nghiệp – miệt mài – tận tâm – gắn bó”. Những con người tài hoa với đôi bàn tay khéo léo và am hiểu sâu sắc về nghệ thuật luôn mang đến cho khách hàng những tác phẩm tuyệt vời nhất. Sự lựa chọn và hài lòng của quý khách là niềm vinh hạnh của chúng tôi.

 

Xem chi tiết
Zalo